Giáo dục con cái cũng là giáo dục chính mình ( Phần 2 )

Cha mẹ là giáo viên đầu đời của trẻ

Câu chuyện xảy ra trong một nhà hàng, đứa bé vô tình làm đổ một bát súp ra sàn. Người phục vụ chạy tới trấn an: Tôi sẽ lau giúp, đừng lo lắng, bé cứ ngồi yên đó. Nhưng mẹ đứa trẻ không đồng ý, cô nói con đã gây ra rắc rối, cần phải chịu trách nhiệm, yêu cầu con tự dọn dẹp và từ chối sự giúp đỡ của nhân viên. Những người xung quanh xì xào bàn tán. Tuy nhiên, đứa trẻ đã nghe lời của mẹ, lập tức lấy giấy ăn lau súp đổ, còn xin lỗi mọi người vì hành vi bất cẩn.

Ở một ga tàu tại Thượng Hải, một đứa trẻ quá buồn tè đã tè một bãi tướng ra tàu, người mẹ đứng gần đó trông thấy con tiểu tiện nhưng không có phản ứng gì, khiến mọi người càng tức giận. Câu chuyện gây bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người bênh vực bà mẹ: “Các người thử có con đi rồi biết, trẻ buồn tiểu, lại đang trên tàu điện, phải làm thế nào chứ?”. Số khác lại phản biện, cho rằng trẻ tè bậy là lỗi của người mẹ, làm bẩn môi trường công cộng, làm mất hình ảnh mỹ quan.

Ý kiến khác cho rằng người mẹ hành xử thế là không đúng, không thể bàng quan như thế, lẽ ra cô nên xin lỗi mọi người, lau sạch nước tiểu và nhắc nhở con không tái phạm. Có thể đứa trẻ đã tiểu tiện ra sàn vì không thể kiểm soát, nhưng cần nhắc bé đó là việc làm sai, để bé không tái phạm lần tiếp theo. Tất cả những điều này đều là trách nhiệm của người mẹ.

Dịch giả người Trung Quốc Dương Giáng từng nhận định: Giáo dục tốt không phải là giáo dục thụ động, mà là giáo dục chủ động, tức là truyền cảm hứng, dạy trẻ thông qua chính hành động của mình. Một cách vô thức, trẻ tiếp thu hiểu biết, lễ nghi, quy tắc xã hội thông qua chính lề thói sinh hoạt, ứng xử của cha mẹ trong gia đình và ngoài xã hội.

Trẻ Trí Tuệ (Theo Aboluowang)

Theo dõi
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả